Về chế biến cà phê, nguyên tắc chung được đưa ra là : “Tách hạt ra khỏi trái chín rồi phơi khô, làm giảm độ ẩm trong hạt từ 65% xuống còn 12-12,5%”. Quy trình được nêu ra nghe có vẻ rất đơn giản nhưng thực chất để thực hiện được lại trải qua rất nhiều bước, chất lượng của hạt cà phê sẽ phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật của người chế biến. Vậy các phương pháp chính để chế biến cà phê hiện nay là những phương pháp nào, khám phá cùng cà phê Tín Đức nhé !
Bạn có biết không, một trái cà phê có rất nhiều lớp, để có được hạt cà phê như chúng ta thường thấy, người chế biến cà phê đã phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau. Hiện nay có 3 phương pháp thường được dùng nhất để chế biến tạo ra cà phê nhân.
Phương pháp phơi khô tự nhiên
Phương pháp phơi khô tự nhiên được xem là phương pháp chế biện lâu đời nhất, dễ thực hiện. Phương pháp này không yêu cầu nhiều máy móc kỹ thuật nên thường được sử dụng ở những vùng ít nước. ở Việt Nam, phương pháp phơi khô tự nhiên thường được sử dụng cho cà phê Robusta.
Qủa cà phê chín sau khi được thu hoạch sẽ để nguyên lớp vỏ, trực tiếp phơi dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều tuần. Một số vùng dùng quạt thổi hơi nóng để làm khô nhanh hơn, khắc phục thời tiết thất thường. Phương pháp này đơn giản, tốn ít chi phí, giúp giữ được vị mật ngọt, chua ít, nhiều hương vị cho hạt cà phê tuy nhiên nếu không có kỹ thuật phơi đúng cách dễ khiến cà phê chất lượng không được đồng đều do phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mức độ chiếu sáng và thời gian phơi.
Phương pháp chế biến mật ong
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp chế biến mật ong là chỉ chọn những quả cà phê đã chín. Việc lựa chọn kỹ càng quả cà phê đặc biệt quan trọng khi sử dụng phương pháp này. Qủa cà phê chín sẽ đạt hàm lượng đường cao nhất, có như vậy quả cà phê khi chế biến theo phương pháp này mới đạt chất lượng tốt nhất. Sau khi thu hái quả cà phê sẽ được xát vỏ, chất nhầy vẫn được giữ lại, dính trên phần hạt cà phê. Hạt cà phê được trải lên các giàn, phơi bằng ánh nắng tự nhiên. Hương vị và chất lượng của cà phê phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thời gian phơi.
Chế biến bằng phương pháp mật ong được chia thành 4 cấp độ White, Yellow, Red, Black tùy thuộc vào cấp độ thịt cà phê được tách ra.
- White Honey: 10-15% chất nhầy bám trên vỏ thóc
- Yellow Honey: 15-50% chất nhầy còn bám
- Red Honey: 50-90% chất nhầy bám trên vỏ trấu
- Black Honey: có 90-100% chất nhầy bám trên vỏ trấu
Phương pháp chế biến mật ong có phần tương tự như phương pháp chế biến khô: sử dụng rất ít nước, chất lượng cà phê phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết và kỹ thuật của người thực hiện.
Phương pháp chế biến ướt
Khác với hai phương pháp chế biến khô và chế biến mật ong, phương pháp chế biến ướt sử dụng nhiều nước hơn. Qủa cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được tách khỏi lớp vỏ và lớp thịt cà phê. Sau đó hạt cà phê được ủ để loại bỏ lớp nhầy ngoài vỏ trấu. Sau khi ủ đủ thời gian, cà phê được lên men và được rửa sạch lại bằng nước, chuyển đến công đoạn sấy khô. Hầu hết cà phê Arabica trên thế giới đều được được chế biến theo phương pháp chế biến ướt, đây cũng chính là lý do mà cà phê Arabica nguyên chất có vị chua thanh đặc trưng.
Những hạt cà phê Tín Đức được chăm chút, chọn lọc một cách kỹ lưỡng với quy trình chế biến nghiêm ngặt giúp hạt cà phê giữ được hương vị cuốn hút nhất. Đến với Tín Đức cà phê, bạn sẽ được thưởng thức cà phê thơm ngon và đảm bảo nhất, hương vị cà phê chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng.
Thu hoạch cà phê vào thời điểm nào trong năm ?