Chúng ta dùng cà phê mỗi ngày và nhiều người coi nó là thứ đồ uống không thể thiếu được. Bạn thường xuyên dùng cà phê nhưng liệu có biết cà phê đến từ đâu, đã qua quá trình hình thành và phát triển như thế nào để trở thành thứ đồ uống phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau nước lọc chưa ? Hành trình đến với thế giới của cà phê là một hành trình dài, cùng Tín Đức cà phê tìm hiểu để có thể hiểu hơn về người bạn đồng hành của chúng ta nhé !
Cà phê xuất hiện trong truyền thuyết
Theo một truyền thuyết được lưu hành rộng rãi thì người đầu tiên phát hiện ra cà phê là những chú dê ở vùng đất Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) vào khoảng năm 1671. Những con dê này được biết đã ăn một loại quả và chạy nhảy suốt đêm không biết mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Người ta đã tìm ra đó là một loại cây có màu xanh thẫm, quả mọng, họ uống nước ép được chế biến từ loại quả đó và trở nên tỉnh táo.
Cà phê xuất hiện đầu tiên ở đâu ?
Cà phê được trồng lần đầu tiên tại châu Phi và Ả Rập và sau đó được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Trong thời gian đầu tiên, Hà Lan là quốc gia đã phổ biến loại cây này, họ mang cà phê đến trồng tại các vùng thuộc địa của họ.
Tại châu Âu, Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê sinh sống và phát triển.
Sự phát triển và phổ biến của cây cà phê rất mạnh mẽ, chỉ sau khoảng 100 năm xuất hiện, cây cà phê đã được phát triển thành nhiều loại cà phê khác nhau, được gieo trồng khắp nơi và trở thành một loại hàng hóa phổ biến. Thế kỷ 18, cà phê đã trở thành một trong những cây trồng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao nhất trên thế giới.
Ở Constantinopolis (Istanbul ngày nay) có lẽ cà phê được biết đến lần đầu tiên vào năm 1517. Năm 1554 quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ. Sau đó dần dần các quán cà phê trở nên phổ biến hơn và được mở tại nhiều quốc gia khác nhau.
Ban đầu khi mới xuất hiện, cà phê rất đắt. Chính vì vậy chỉ tầng lớp quý tộc hoặc những người giàu mới có đủ khả năng thưởng thức loại đồ uống này. cà phê rất đắt, vì thế chỉ có tầng lớp quý tộc hoặc những người giàu có mới được thưởng thức thứ đồ uống thơm ngon này.
Honoré de Balzac (nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19), thường uống loại cà phê rất đặc để có thể thức làm việc. Ông thường làm việc tới 12 tiếng một ngày. Ludwig van Beethoven ( nhà soạn nhạc cổ điển người Đức) có thói quen đặc biệt là lựa chọn đủ 60 hạt cà phê để pha một tách Mokka. Johann Wolfgang von Goethe (nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà văn nhà khoa học, họa sĩ của Đức) thì có ý tưởng chưng cất cà phê.
Trong năm 2017-2018, Brazil là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng về sản lượng cà phê được sản xuất với hơn 51 triệu bao cà phê hạt. Vị trí thứ hai là Việt Nam, sản lượng chúng ta đạt được là khoảng 30 triệu bao. Danh sách tiếp tục với các quốc gia khác như: Colombia, Indonesia, Honduras..
Mỗi ngày lượng cà phê tiêu thụ cà phê trên thế giới rất lớn, người ta có thể uống cà phê sáng, trưa hoặc cũng có thể là chiều, tối. Vì lượng cầu lớn nên sản lượng cà phê được sản xuất cũng vô cùng dồi dào.
Cà phê qua một quá trình dài hình thành và phát triển để đi đến mọi vùng đất trên thế giới. Hiện nay, đây là một trong những thứ đồ uống phổ biến và quen thuộc với tất cả mọi người thuộc nhiều hoàn cảnh hay điều kiện kinh tế khác nhau.